Tin tức hoạt động và xu hướng sử dụng phần mềm, tính năng phần mềm được Bắc Việt cập nhật liên tục
Hiện nay, API nói chung và Web API nói riêng đang được ứng dụng ngày càng nhiều. Kiến trúc ứng dụng hiện đại ngày nay ngày càng phân tán, không phụ thuộc ngôn ngữ đã thúc đẩy việc ứng dụng API. Sử dụng API giúp developer đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm, tạo ra sự nhanh chóng, thuận tiện để hướng đến mục tiêu cuối là nâng cao hiệu suất công việc. Vậy API là gì? Tính năng và cách hoạt động của Web API.
API (Application Programming Interface) là phương thức hay cơ chế cho phép 2 thành phần của phần mềm giao tiếp với nhau. Hoặc vẫn được hiểu là giao diện lập trình ứng dụng. API cung cấp khả năng truy xuất đến một tập các hàm hay dùng. Nó khiến cho việc trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng trở nên hiệu quả hơn.
Bạn có thể hình dung định nghĩa này thông qua ví dụ trực quan về thời tiết. Chằng hạn như khi bạn nhận được các thông báo về thời tiết của ngày hôm nay thì có nghĩa là phần mềm dự báo thời tiết trên điện thoại của bạn đang dùng API để kết nối với cơ quan dự báo thời tiết trung ương để truyền đến bạn các tin tức đó.
Web API là một phương thức được dùng để cho phép các ứng dụng khác nhau dễ dàng giao tiếp, trao đổi thông tin qua lại với nhau.
Dữ liệu sẽ được web API trả lại ở dạng XML hoặc JSON thông qua giao thức HTTPS hoặc HTTP. Hiện tại, web API rất phổ biến, thường gặp trong thực tế.
Như đã nói ở trên, khi website thực hiện một lệnh API để lấy thông tin thì nó sẽ trả về một nội dung dạng JSON hoặc XML. Tuy nhiên, 4 bước dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động lấy dữ liệu thông qua Web API.
Với những thông tin trên, bạn đã nắm được Application Programming Interface là gì và những thông tin cơ bản. Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu về ứng dụng thực tế của API.
Đây là hệ thống API được sử dụng chuyên biệt trong những hệ thống website. Hầu hết những website đều ứng dụng API để cho phép bạn kết nối, lấy cơ sở dữ liệu một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ:Bạn thiết kế chức năng login cho website thông qua Google, Facebook, Twitter. Đồng nghĩa với việc bạn đang gọi đến API của website, hoặc chính những ứng dụng di động chúng ta sử dụng cũng lấy dữ liệu cần thiết thông qua API.
Ví dụ:
Bạn thiết kế chức năng login cho website thông qua Google, Facebook, Twitter. Đồng nghĩa với việc bạn đang gọi đến API của website, hoặc chính những ứng dụng di động chúng ta sử dụng cũng lấy dữ liệu cần thiết thông qua API.
Hệ điều hành Windows, Linux đều có rất nhiều API. Họ cung cấp các tài liệu API với công dụng đặc tả các hàm, phương thức, giao thức kết nối. Nhờ API, lập trình viên có thể dễ dàng tạo ra các phần mềm ứng dụng cần thiết, có thể tương tác với hệ điều hành.
API mô tả, quy định các hành động mong muốn mà các thư viện cung cấp cho người dùng. Một API có thể có nhiều cách triển khai khác nhau, và nó cũng giúp cho một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình API có thể sử dụng thư viện được viết lên bằng những ngôn ngữ khác.
Ví dụ:Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ PHP để yêu cầu một thư viện tạo dựng lên file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.
Bạn có thể sử dụng ngôn ngữ PHP để yêu cầu một thư viện tạo dựng lên file PDF được viết bằng ngôn ngữ C++.
Thời gian gần đây, API đang được ứng dụng vô cùng mạnh mẽ. Dưới đây là 5 điểm nổi bật khiến API trở nên phổ biến.
Web API hỗ trợ RESTful đầy đủ các phương thức khác nhau như GET, POST, PUT, DELETE dữ liệu. Nhờ vậy, người học API có thể dễ dàng xây dựng các HTTP service một cách nhanh chóng, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết.
Ngoài ra, API cũng gây ấn tượng với khả năng hỗ trợ đầy đủ các thành phần của HTTP. Như URI, catching, versioning, content format, request,…
Đối với Web API, chúng ta có thể dễ dàng tự động hóa quá trình quản lý công việc, cập nhật luồng công việc,… Từ đó, tăng năng suất lao động và đảm bảo có được hiệu quả làm việc cao hơn nhiều so với bình thường.
Khi sử dụng API, mọi người có thể dễ dàng lấy nội dung từ bất kỳ website nào, ứng dụng nào. Chỉ cần được cho phép, việc này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, dễ dàng từ đó làm tăng chất lượng cho trải nghiệm người dùng.
Hiểu đơn giản, API hoạt động giống như một chiếc cổng độc đáo. Nó cho phép các doanh nghiệp chia sẻ thông tin được chọn lọc cẩn thận, đồng thời vẫn tránh được những yêu cầu không mong muốn từ việc truy cập bên ngoài.
Hiện tại, API đã có nhiều chức năng độc đáo. Trong số đó có thể kể tới việc thay đổi, cập nhật thông tin theo thời gian thực. Nhờ vào công nghệ này, dữ liệu có thể được truyền tải hiệu quả hơn, cung cấp cho người dùng những thông tin chính xác hơn. Nhờ vậy, các dịch vụ cung cấp sẽ rất linh hoạt, làm người dùng hài lòng.
Nếu bạn thắc mắc điểm nổi bật của API là gì, một điểm đáng chú ý chính là nó rất dễ sử dụng. Bất kỳ công ty, người dùng nào đều có thể dễ dàng điều chỉnh nội dung, dịch vụ mà họ đang sử dụng. Đó là nhờ API hỗ trợ đầy đủ các thành phần MVC như Routing, Controller, Filter, Model Binder,… Rõ ràng, điều này khiến tính ứng dụng của API cao hơn rất nhiều.
Dựa vào phạm vi sử dụng, có thể phân loại API trành 4 loại là:
Phổ biến như vậy nhưng API cũng có nhưng ưu và nhược điểm riêng, cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây để có thể ứng dụng API hiệu quả nhất nhé.
Dù có nhiều ưu điểm, API vẫn còn khá mới. Những người dùng chưa đánh giá được nhiều về nhược điểm của nó. Tuy nhiên, bạn có thể nhìn thấy những nhược điểm dưới đây:
Cách thức vận hành của API thường được phân tích ở khía cạnh máy chủ và máy khách. Máy khách được biết đến là các ứng dụng gửi đi yêu cầu, còn máy chủ sẽ là ứng dụng gửi đi phản hồi. Quay trở lại ví dụ thời tiết vừa phân tích ở trên thì có thể hiểu ứng dụng thời tiết trên điện thoại di động chính là máy khách, còn hệ thống cơ sở dữ liệu từ cơ quan thời tiết trung ương chính là máy chủ.
Ở dạng đơn giản nhất, API là một giao diện cho phép ứng dụng giao tiếp với những ứng dụng khác thông qua một, nhiều câu lệnh đơn giản. Cách các lệnh này được gửi, định dạng và dữ liệu được truy xuất thông qua API có thể khác với API SOAP hoặc REST nhưng vẫn cần tuân thủ những quy định, quy luật.
Giao diện này hoạt động bằng cách đặt lên trên các Server Side Scripts, Classes và Functions. Nó thực hiện các tác vụ chi tiết hơn, cho phép các ứng dụng, tập lệnh bên ngoài, bên trong yêu cầu API thông báo cho máy chủ thực hiện một tác vụ nào đó.
Có 4 cách để API hoạt động, nó phụ thuộc vào lý do và thời điểm tạo ra chúng. Cụ thể là:
Chắc hẳn bạn cũng thắc mắc rằng các lợi ích REST API là gì mà nó lại được nhiều người yêu thích đến thế. Câu trả lời chính là:
Khi người dùng đăng nhập vào một ứng dụng, ứng dụng sẽ cần phải lấy thông tin chi tiết của người dùng đó. Vì vậy về mặt API REST, bạn có thể có được API endpoint dạng: http://api.mysite.com/myuserid/details
Cách thức hoạt động của API khá đơn giản
Ứng dụng đang yêu cầu những chi tiết kể trên sẽ tiến hành gọi endpoint – Thông qua cURL, AJAX bằng một phương thức cụ thể. Điều này tùy thuộc vào cách API được gọi ra sao.
Các phương thức API sẽ là các từ mô tả hành động của API. Dưới đây là những hành động có thể xảy ra:
Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 2 vấn đề bảo mật thường gây khó khăn cho người dùng trên API. Cùng xem nhé!
Injection hay SQL Injection là một lỗi nghiêm trọng, khá thường gặp. Những kẻ tấn công sẽ lợi dụng lỗ hổng của quy trình kiểm tra dữ liệu trong các ứng dụng web chuyển đến hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu. Thông qua cách này, chúng có thể khai thác những thông tin nhạy cảm.
Điều cần làm ở đây chính là ràng buộc thật kỹ dữ liệu người dùng nhập vào. Cách thường dùng nhất để làm điều này chính là dùng Regular Expression để loại bỏ đi các ký tự lạ, các ký tự không phải là số. Đôi khi, người dùng cũng sử dụng những hàm có sẵn để giảm thiểu nguy cơ gặp lỗi.
Những request được để ở chế độ công khai thường dễ gặp phải tình trạng spam. Ví dụ như:
Chỉ cần hoàn thành tên và password để đăng ký tài khoản, dù có xác thực hay không.
Cách đơn giản nhất là bạn hãy khiến cho những request của mình trở nên phức tạp hơn. Chẳng hạn thêm một vài yêu cầu, câu hỏi bảo mật; yêu cầu người dùng chờ một chút để thực hiện các thao tác kế tiếp,… Khi đó, khả năng bảo mật sẽ tăng lên và tránh được tình trạng spam.
Bạn cần xác thực kỹ càng xem ai là người cuối cùng sử dụng cũng như sự tin cậy của ứng dụng. Chẳng hạn như khi bạn dùng các ứng dụng như Uber hay AirBnB thì chúng sẽ thực hiện quy trình gọi API. Khi đó thì ứng dụng sẽ được xác thực chính xác hơn.
Bạn có thể dùng chứng chỉ SSL để thực hiện việc mã hóa này. Khi các dữ liệu đã được mã hóa, bạn sẽ ngăn chặn được các tình trạng như bị đột nhập, tấn công và ăn cắp các dữ liệu quan trọng trong quá trình truyền tải thông tin.
Nhiều người vì lười biếng hoặc vì hay quên nên thường chọn mật khẩu cố định hoặc lấy những mật khẩu được lưu cục bộ ở trên các ứng dụng trong điện thoại di động của mình. Thói quen này có thể sẽ làm cho bạn dễ dàng bị đánh cắp thông tin. Vì thế, hãy đặt một mật khẩu có độ khó và không phổ biến nhé.
Chữ ký số là chuỗi ký tự đặc trưng và duy nhất của một người dùng. Nó sẽ giúp bạn lưu trữ các chuỗi này ở trong cơ sở dữ liệu và chỉ khi nhập đúng tên và mật khẩu thì mới được cung cấp chữ ký số.
Nhìn chung, các loại API miễn phí đang khá đa dạng. Dưới đây, cùng điểm qua những loại API miễn phí dành cho Developer nhé.
API dog hiện được phát hành hoàn toàn miễn phí. Nó cung cấp endpoints cho ảnh, các dữ liệu văn bản về chó. Đặc biệt, API Dog hỗ trợ Cors do đó người dùng có thể ứng dụng nó trực tiếp từ các ứng dụng font-end.
Loại API này cung cấp các dữ liệu về nhận nuôi thú cưng, có yêu cầu xác thực bằng OAuth để dễ dàng truy cập dữ liệu. API này cũng hỗ trợ CORS như Dog API đã nói đến ở trên.
Nếu bạn thích anime, đây chính là API dành cho bạn. Nó trả về cho người dùng dữ liệu ở những định dạng khác nhau, phổ biến nhất là XML và HTML. Do đó, nếu bạn cần thao tác và hiển thị dữ liệu, bạn sẽ phải tiến hành chuyển đổi từ XML sang JSON.
Shibe.online cũng là một loại API miễn phí, được các lập trình viên sử dụng khá nhiều. Cung cấp URL cho các hình ảnh về những chú chó dễ thương, được sử dụng làm dữ liệu trong nhiều trường hợp. Hiểu đơn giản, nó sẽ dùng các chuỗi truy vấn để lấy dữ liệu từ API một cách hiệu quả.
REQIRES hoạt động bằng cách cung cấp một API thực sự để bạn dễ dàng tiến hành xây dựng giao diện người dùng. Nó có các Endpoints, cho tất cả các thao tác HTTP, được sử dụng để nhận thao tác dữ liệu người dùng face. Các dữ liệu này đã được chuẩn bị trước một cách thông minh nên người dùng cũng không cần thực hiện thêm vào nữa.
Đây là một API dữ liệu anime tương đối phổ biến khác. Nó có 1 rest API hỗ trợ cors bên cạnh các thư viện, được tạo ra cho những nền tảng ứng dụng phổ biến hiện nay. Nổi bật nhất có thể kể đến Python, Ruby, JavaScript.
Đây là loại API cung cấp cho người dùng các giải pháp để giải quyết yêu cầu như GET, POST, DELETE, PUT có được hỗ trợ Cors. Các Endpoints này được cung cấp với dữ liệu đã tải sẵn mà bạn có thể sử dụng để hiển thị, cập nhật một cách thông minh nhất.
Nhìn chung, API thực sự là một công cụ quan trọng, phù hợp với các doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau. Nó mang đến cơ hội để mở rộng quy mô, thúc đẩy sự đổi mới cũng như giúp doanh nghiệp tiếp cận nhiều đối tượng hơn.
Web API giúp đơn giản hóa và tự động, dễ dàng sử dụng công nghệ được xây dựng sẵn trong các ứng dụng để tạo ra một hệ thống lớn, không cần phải quan tâm các hệ thống đó đang xây dựng bằng ngôn ngữ gì.
mayphatdienjcb.com.vn
micojcb.com.vn
noithatdongau.vn
cuacuonsieubengiare.com
cuachongmuoi.com.vn
hinovietnhat.com
xechaydien.net
choxevinfast.com
myphamchinhhang.com.vn
shantuivietnam.vn
aggpower.com.vn
nhahotay.com
hanoiresidence.com
vietmaxland.com
vietlonghousing.vn
vibex.com.vn
truonggiangdongphong.vn
hiokipower.com
tbgroup.tv
lvtongvietnam.com
bacnamauto.vn
vinfastvietnam.com.vn
iehsd.vn
congdoan.neu.edu.vn
xaydunghth.vn
xedienbonbanh.net
starpoly.vn
fujiasia.vn
vinares.net
xetaiquocte.vn
vietfloors.com
emegroup.com.vn
ruouvangvinhtien.vn
dominh.com.vn
visotechcorp.com
sontinhfood.vn
vuonhoa.vn
anhsangviet.net
thietbichuan.com
vohun.org
xeotochuyendungviet.com
gomsubattrang.vn
hoaphatgroups.com
phulieumay.com.vn
uniccrane.com.vn